Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

TRUNG ĐOÀN 98 HƠN 40 NĂM XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI TIẾN LÊN CHÍNH QUY, HIỆN ĐẠI

TRUNG ĐOÀN 98 TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI TIẾN LÊN CHÍNH QUY, HIỆN ĐẠI.
(1986-2006)
1-Chuyển nhiệm vụ sang làm kinh tế trong công cuộc đổi mới của đất nước.
Năm 1986 là năm toàn dân, toàn quân ta hướng tới sự kiện chính trị quan trọng, thiết thực lập thành tích chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986). Đây là sự kiện chính trị mở ra thời kỳ đổi mới đất nước để tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng, theo quy chế quản lý và điều hành thống nhất mà chính phủ ban hành, ngày 1 tháng 1 năm 1986, Binh đoàn 12 (binh đoàn trường sơn) đã tổ chức lễ bàn giao toàn bộ công trình xây dựng cơ bản đường trườn sơn cho bộ giao thông vận tải trực tiếp quản lý. dự lễ bàn giao về phía bộ quốc phòng có thứ trưởng vũ xuân chiêm; bộ giao thông vận tải có thứ trưởng đoàn xê.
thành quả bàn giao mà toàn thể cán bộ, chiến sĩ binh đoàn phấn đấu giành được sau 11 năm (từ năm 1974 đến năm 1985) xây dựng đường trường sơn gồm 11 đoạn đã được bàn giao đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 489.554 km mặt đường rải nhựa; còn 506km đang tiếp tục thi công. trên các trục đường đã có 504 cầu mới xây dựng với tổng chiều dài là 3.078m; hai phà và 1.706 cống cơ bản, dài 23.350km.
để biến con đường trường sơn thành con đường chiến lược trong công cuộc xây dựng đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như lời mong ước của chủ tịch hồ chí minh, toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta còn phải tập trung nhiều công sức, nhưng những gì đã có được trên đường trường sơn-đường hồ chí minh hôm nay thực sự là những đóng góp lớn lao của nhiều thế hệ đã cầm súng đánh giặc ngoại xâm, mở và giữ vững con đường cho sự nghiệp giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc. trong những chiến công oanh liệt đó có công sức đóng góp rất quan trọng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn công binh 98.
Bàn giao xong những công trình xây dựng cơ bản trên đường Trường Sơn, một số đơn vị của Binh đoàn lại đến với những công trình mới của đất nước trên mọi miền tổ quốc. Đó là công trình khai thông bước một đường 279 nối thông các tỉnh biên giới phía bắc từ quảng ninh đến lai châu, dài hơn 980km. trên miền tây bắc của tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ của binh đoàn đã xây dựng được 94km đường các loại, trong đó có 42km từ Na pheo đi Pha phìn, dài 12km qua thị trấn Điện biên, 40km vào Mường phóng.
Ngoài nhiệm vụ mở các con đường mới, các đơn vị trong binh đoàn còn được giao nhiệm vụ xây dựng sân bay, các công trình thủy điện, tôn tạo những di tích lịch sử, nâng cấp các đường quốc lộ và khai thác các mỏ khoáng sản...
Trên vùng đất Tây nguyên-nơi con đường Trường sơn đi qua, đã từng thấm biết bao mồ hôi và xương máu của cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước; trong sự nghiệp đổi mới này, một số cán bộ, chiến sĩ của binh đoàn (nay là Tổng công ty xây dựng Trường sơn) đã tham gia khai hoang, phục hóa 9.200ha đất, trong đó đã trồng 400ha cà phê có sản phẩm xuất khẩu. biến chiến trường tây nguyên năm xưa thành khu kinh tế mới có tốc độ tăng trưởng cao so với các khu vực khác trong cả nước.
trong khi các đơn vị bạn trong binh đoàn đang tiếp tục nhận những nhiệm vụ mới trên các công trình xây dựng ở khắp mọi miền tổ quốc thì cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 98 vẫn tiếp tục thi công tuyến đường đồng mỏ-tu đồn nằm trong hệ thống đường biên giới phía bắc. đây là tuyến đường vành đai biên giới phía đông bắc, xây dựng tuyến đường này là sự kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược kinh tế với quốc phòng mà nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra. các đơn vị trong trung đoàn nhận nhiệm vụ thi công tuyến đường này trong không khí phấn khởi, khẩn trương, cùng với sự cổ vũ của bà con các dân tộc tại các khu vực mà trung đoàn đứng chân để thi công tuyến đường.
tháng 5 năm 1987, trung đoàn tổ chức lễ bàn giao tuyến đường đồng mỏ-tu đồn cho địa phương để đưa vào sử dụng. trong buổi lễ bàn giao có đại diện của cán bộ địa phương, sở giao thông vận tải, cán bộ quân sự huyện...cùng một số cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn đã từng tham gia xây dựng tuyến đường.
sau khi hoàn thành tuyến đường bộ đồng mỏ-tu đồn, các đơn vị trong trung đoàn tập trung lực lượng để hoàn thành tuyến đường sắt quán triều-núi hồng. cũng trong thời gian này, trung đoàn còn được giao nhiệm vụ đột xuất: cùng các đơn vị của sư đoàn 473 thi công công trình K84 do bộ quốc phòng giao tại xã minh quang huyện ba vì tỉnh hà tây. một lần nữa lực lượng của trung đoàn lại phân tán trên các công trình xây dựng.
bước sang năm 1988, trung đoàn vẫn tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt quán triều-núi hồng. như vậy kể từ ngày khởi công cho đến thời điểm này đã ba năm các bộ, chiến sĩ trung đoàn 98 xây dựng tuyến đường trong mọi điều kiện thời tiết của vùng giáp ranh giữa trung du và miền núi tỉnh thái nguyên. trung đoàn trưởng nguyễn huy côi và trung đoàn phó chính trị lê đăng đính là những cán bộ gắn bó với các công trình kể từ ngày khởi công. cùng với đội ngũ cán bộ các cấp, cán bộ chỉ huy trung đoàn đã luôn luôn bám đơn vị, bám công trình để chỉ huy đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
vậy là, sau những năm tháng miệt mài, hăng say lao động, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 98 đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách để hoàn thành hai công trình giao thông quan trọng ở những vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đã từng đùm bọc và che chở những người chiến sĩ của trung đoàn chiến đấu trong suốt 9 năm kháng chiến chống pháp. đây thực sự là một sự kiện quan trọng góp phần cải thiện đời sống và phát triển kinh tế đối với nhân dân các dân tộc miền núi phía bắc của tổ quốc.
tháng 3 năm 1989, theo chỉ lệnh của tư lệnh binh đoàn 12, trung đoàn được giao nhiệm vụ tham gia thi công công trình thủy điện tà viết (tỉnh sơn la).
trên công trường xây dựng công trình thủy điện tà viết, cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn phải chạy đua với thời gian để đảm bảo tiến độ thi công. đó là việc hoàn thành đập ngăn nước trước mùa lũ 1989-1990. các bộ phận được phân công lao động theo từng hạng mục công trình đều làm thêm ca, thêm giờ để đảm bảo tiến tộ của công trình đã định.
Tháng 5 năm 1989, tổ chức lực lượng của trung đoàn có sự thay đổi, trung đoàn 98 được chuyển thành công ty xây dựng 98 thuộc tổng công ty xây dựng trường sơn. Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Côi và Trung đoàn phó chính trị Lê Đăng Đính đi nhận nhiệm vụ mới; Đồng chí Nguyễn Vĩnh được cấp trên điều về làm giám đốc công ty, Đồng chí Nguyễn Xuân Khánh làm phó giám đốc chính trị.
Về tổ chức lực lượng, sau khi chuyển đổi thành mô hình công ty, cơ cấu của bộ máy quản lý điều hành cũng chuyển đổi theo chức doanh nghiệp. Công ty trực tiếp điều hành các đội sản xuất. Do đó, công ty hình thành 5 cơ quan và 3 đội sản xuất. Như vậy, đến đây công ty xây dựng 98 đã trở thành một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn thuộc Bộ Quốc Phòng (Binh đoàn 12 - Binh đoàn Trường Sơn).
Tuy hoạt động trong điều kiện mới mẻ, cán bộ, chiến sĩ của công ty không khỏi bỡ ngỡ, nhưng nhờ sự đoàn kết khắc phục khó khăn, cố gắng vươn lên, nên giá trị sản lượng của năm 1989 gấp 2 lần năm 1988 (năm 1988 là 202.451.998 đồng, năm 1989 là 552.501.000 đồng). Thu nhập bình quân đầu người trong công ty tăng lên đáng kể, đời sống của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên được cải thiện một bước.

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày 16 tháng 7 năm 1946 , tại thị xã Quảng Yên (Tỉnh Quảng Yên nay là Quảng Ninh), Trung Đoàn 98, tiền thân là Trung Đoàn 1- Trung Đoàn 756 – Trung Đoàn 572 – Trung Đoàn 50 chính thức làm lễ trọng thể ra mắt nhân dân với đội hình của một đơn vị chủ lực chính quy.
Gắn chặt với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng Đất Nước, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Trung Đoàn đã kế tiếp nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà nhân dân và Quân đội giao phó.
Từ những đơn vị du kích, Bộ Đội địa phương vùng “vàng đen” của Tổ Quốc trở thành Bộ Đội chủ lực, đứng trong đội hình Đại Đoàn 316, Trung Đoàn 98 đã liên tục tham gia tác chiến trên khắp các địa bàn từ Quảng Ninh, Bắc Ninh…đến Sơn La, Lai Châu, lập nên nhiều chiến công chói ngời, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.
Tiếp đó, sau những năm tháng tham gia giúp nhân dân Tây Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống, vận động nhân dân đấu tranh chống di cư vào nam ở vùng Thái Bình, Nam Định, tham gia mở đường ở miền Tây Bắc, theo yêu cầu của Quân Đội, Trung Đoàn Bộ Binh 98 chuyển thành Trung Đoàn Công Binh 98 về trực thuộc Cục Công Binh Bộ Quốc Phòng, rồi trực thuộc Đoàn 559 – Binh Đoàn Trường Sơn.
Trước tình hình nhiệm vụ mới, Trung Đoàn nhanh chóng kiện toàn tổ chức , biên chế, trang bị để phục vụ cho việc vận chuyển nhân lực, vật lực chi viện cho chiến trường Miền Nam đánh Mỹ.
Với những kinh nghiệm tích lũy được từ những thời gian mở đường ở Tây Bắc và khí thế hào hùng của Điện Biên Phủ năm xưa, cán bộ, chiến sĩ Trung Đoàn vừa xẻ núi, san đồi mở đường vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của địch. Và cùng với thời gian, những con đường do Trung Đoàn mở đã góp phần nối dài và hoàn thiện tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đến khắp các địa bàn chiến trường Miền Nam. Đây thực sự là những đóng góp xứng đáng của Trung Đoàn Công Binh 98 cho sự toàn thắng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Dân Tộc.
Kết thúc thắng lợi kháng chiến chống Mỹ, Đất Nước thống nhất, toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân cùng bước vào công cuộc xây dựng Đất Nước, Trung Đoàn tiếp tục nhiệm vụ mở đường phục vụ phát triển Kinh Tế - Quốc Phòng. Tiếp đó, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng, theo chủ trương của Bộ Quốc Phòng, cũng như nhiều đơn vị, Trung Đoàn Công Binh 98 được chuyển thành Công Ty Xây Dựng 98, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Tuy còn gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định, nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã không ngừng phát triển, đáp ứng được yêu cầu của Bộ Quốc Phòng cũng như Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn đề ra.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu, lao động và trưởng thành, với nhiều chức năng khác nhau gắn với những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung Đoàn 98 – Công Ty Xây Dựng 98 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều tập thể và cá nhân cán bộ, chiến sĩ của Trung Đoàn đã được Đảng, Nhà Nước và Quân Đội trao tặng danh hiệu và phần thưởng cao quý.